- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
Có thể giảm ho bằng tự nhiên
Khi trẻ ho, có cần kiêng ăn thịt gà, tôm?
Điều trị ho kéo dài ở người già thế nào?
Đang cho con bú có nên uống thuốc trị ho?
Thực hư việc kiêng tanh khi bị ho?
Nếu ho do bệnh nhiễm virus hoặc vi khuẩn thì có thể sẽ đi kem với những triệu chứng như: Nghẹt mũi, sốt, đau bụng, sổ mũi… Những triệu chứng này có xu hướng diễn ra trong thời gian, có thể chỉ kéo dài 1 - 2 tuần. Còn nếu ho do dị ứng sẽ chỉ tồn tại trong mùa bạn bị dị ứng hoặc xảy ra bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Đôi khi ho không phải do bất cứ điều gì liên quan đến phổi mà có thể do trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Ho thế nào là nguy hiểm?
Bạn nên đi khám bác sỹ nếu thấy ho kèm với các triệu chứng: Cảm thấy ớn lạnh; Mất nước, sốt cao hơn 38 độ C; Khó chịu, mệt mỏi; Ho ra đờm hôi, dày, màu xanh hoặc vàng; Khó thở… Nếu xuất hiện những triệu chứng này, rất có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp như: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phổi...
Khi bị ho, hãy nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ hoặc áp dụng một trong những phương pháp giảm ho tự nhiên dưới đây:
1. Mật ong
Từ lâu, mật ong đã là một giải pháp tự nhiên cho bệnh viêm họng, ngạt mũi, khản tiếng, ho có đờm. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị sốt, chữa cảm lạnh thì không nên dùng mật ong mà chờ đến khi ngưng thuốc. Tương tự như vậy, các loại kẹo ngậm hay siro chữa ho… cũng không nên dùng kết hợp với mật ong nếu không bệnh sẽ càng nặng.
Cách đơn giản nhất để dùng mật ong trị ho:
2. Probiotics
Tuy không trực tiếp làm giảm ho, nhưng probiotics lại giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Điều này có thể hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch trong cơ thể, ngăn cản sự thâm nhập và phát triển vi sinh vật gây bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên với các bệnh truyền nhiễm...
Ngoài ăn sữa chua, kimchi, kombucha, dưa muối..., bạn nên mua những loại sản phẩm có bổ sung những vi khuẩn probiotics như: Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus…
3. Bromelain
Bromelain là một loại enzyme được tìm thấy trong nước ép quả dứa và trong thân cây dứa có công dụng giảm sưng, tiêu viêm đặc biệt ở vùng mũi và xoang mũi, có thể giúp bệnh nhân phòng viêm xoang mạn tính tái phát.
Có thể ăn dứa trong bữa tráng miệng hoặc có thể xào hoặc nấu vì bromelin có trong dịch dứa sau khi đun sôi 60 phút vẫn còn hoạt tính. Khi ăn dứa không nên bỏ lõi vì tuy hơi cứng nhưng giòn và chứa nhiều bromelin.
4. Bạc hà
Menthol trong lá bạc hà giúp làm dịu cổ họng và đóng vai trò như một loại thuốc thông mũi giúp phá vỡ các chất nhầy.
Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc hít tinh dầu bạc hà để thông mũi, mát họng. Bạn cũng có thể sử dụng bạc hà theo cách sau:
5. Marshmallow
Marshmallow làm từ chất nhầy của cây Althaea officinalis (họ cẩm quỳ) được dùng để giảm viêm họng và ngăn ngừa ho. Bạn có thể tìm thấy marshmallow trong các sản phẩm: Trà, viên nang, viên ngậm, thậm chí là kẹo dẻo. Một vài miếng kẹo dẻo marshmallow có thể làm dịu cảm giác khó chịu ngay tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sản phẩm này vì bạn có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe bởi lượng đường hấp thụ quá nhiều (chỉ nên ăn 2 - 3 miếng mỗi ngày, lúc bạn ho nhiều hoặc đau họng quá).
6. Cỏ xạ hương
Một nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ lá xạ hương trộn với chiết xuất thường xuân có thể giúp làm giảm ho cũng như viêm phế quản ngắn hạn. Lá xạ hương chứa flavonoid giúp thư giãn các cơ cổ họng liên quan đến ho và làm giảm viêm.
Bạn có thể làm trà xạ hương theo cách sau:
7. Súc miệng nước muối
Khoa học đã chứng minh nước muối có tính năng sát khuẩn rất tôt. Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…
Nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muốn mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên súc miệng nước muối loãng để có hiệu quả trị bệnh.
Cách làm nước muối súc miệng:
Bình luận của bạn